Giáo viên đánh giá đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT quốc gia
http://baogiaoducthoidai.blogspot.com/2015/07/giao-vien-danh-gia-de-thi-mon-van-tot-nghiep-thpt-quoc-gia.html
Một số giáo viên nhận định đề thi môn Ngữ văn đáp ứng được mục đích của kỳ thi THPT quốc gia. Các câu hỏi trong đề thi khá vừa sức, bám sát với trình độ học sinh.
Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết – giáo viên Trường THPT Chu Văn An:"Đề thi đáp ứng đúng mục đích kỳ thi THPT quốc gia"
Đề thi môn Ngữ văn hay, nội dung kiến thức và kỹ năng được kiểm tra trong đề vừa phù hợp với tâm thế, năng lực của học trò. Đề bài đáp ứng khả năng kiến thức cơ bản của các em; vừa cập nhật những yêu cầu của cuộc sống lịch sử - xã hội – từ vấn đề biển đảo trong xúc cảm thiêng liêng máu thịt của người Việt, của những người chiến sĩ nơi đảo xa cho đến vấn đề cách sống trong xã hội thời hiện đại. Đó là vấn đề muôn đời về số phận con người cho đến góc nhìn rất mới mẻ đối với cuộc sống, với con người trong những góc khuất của thân phân…
Đề thi môn Ngữ văn hay, nội dung kiến thức và kỹ năng được kiểm tra trong đề vừa phù hợp với tâm thế, năng lực của học trò. Đề bài đáp ứng khả năng kiến thức cơ bản của các em; vừa cập nhật những yêu cầu của cuộc sống lịch sử - xã hội – từ vấn đề biển đảo trong xúc cảm thiêng liêng máu thịt của người Việt, của những người chiến sĩ nơi đảo xa cho đến vấn đề cách sống trong xã hội thời hiện đại. Đó là vấn đề muôn đời về số phận con người cho đến góc nhìn rất mới mẻ đối với cuộc sống, với con người trong những góc khuất của thân phân…
Thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn sáng 2/7 (Ảnh: Lê Anh Dũng) |
Đề có khả năng phân hóa cao vì thế sẽ đáp ứng được đồng thời 2 yêu cầu của kỳ thi THPT quốc gia, đó là xét tốt nghiệp và tuyển chọn vào các trường ĐH, CĐ…
Học sinh trung bình có thể trả lời được những câu 1, 2, 5, 6 phần đọc hiểu; có thể lý giải được ở mức độ nhận biết và thông hiểu đối với câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Học sinh khá và giỏi ngoài mức độ nhận biết và thông hiểu có thể trả lời sâu sắc ở mức độ vận dụng và vận dụng cao với cả 2 phần đọc hiểu và làm văn.
Như vậy đề bài đã đáp ứng đúng được mục đích đề ra cho kỳ thi THPT quốc gia 2015.
Trần Thị Phương Loan, giáo viên dạy Văn, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội: "Học sinh thi để tốt nghiệp cũng làm được điểm 5"
Đề thi năm nay các câu hỏi khá vừa sức, bám sát với trình độ của học sinh.
Những học sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp THPT cũng ít nhất làm được 5 điểm.
Câu cuối cùng, phần nghị luận văn học (4 điểm) tôi rất thích. Mặc dù đề ra dung lượng vừa phải nhưng vẫn có thể phân hóa học sinh khi hỏi cái nhìn quan niệm của nhà văn với cuộc sống.
Các phần hỏi về nghị luận xã hội bám sát vấn đề thời sự là rèn luyện học tập kĩ năng sống học sinh sinh viên còn đang thiếu. Vấn đề cũng đã và đang được Bộ GD-ĐT quan tâm, đưa giáo dục kĩ năng sống vào trong trường.
Phần đọc hiểu (3 điểm) thí sinh không đi học thêm ở đâu cũng có thể làm được.
ThS. Hồ Tấn Nguyên Minh (Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên): “Chưa thấy được sự đổi mới, sáng tạo”
Đề thi môn Ngữ văn năm nay cơ bản vừa sức với học sinh, có sự phân hóa khá tốt, những vấn đề đặt ra khá thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa đối với cuộc sống.
Cấu trúc đề thi gồm 2 phần: phần đọc-hiểu (3 điểm) và phần làm văn (7 điểm); trong phần làm văn có 2 câu: câu Nghị luận xã hội (3 điểm) và câu Nghị luận văn học (4 điểm).
Cấu trúc đề thi phù hợp với tâm thế học sinh vì cấu trúc này đã được đưa ra trước đây mấy tháng trong đề minh họa của Bộ GD-ĐT.
Phần đọc hiểu năm nay ra 2 văn bản (1 văn bản nhật dụng và một văn bản nghệ thuật) với 8 câu hỏi nhỏ.
Văn bản thứ nhất là một đoạn trong bài thơ “Hát về một hòn đảo” của Trần Đăng Khoa. Văn bản này đề cập đến một vấn đề có tính thời sự đồng thời có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc khắc họa hình ảnh người lính đảo đồng thời nhắc nhớ ý thức về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.
Văn bản thứ hai đề cập đến một vấn đề khá nhức nhối của xã hội hiện đại là hội chứng vô cảm, từ đó hướng con người đến một lối sống nhân văn hơn.
Sự phân hóa của đề thi trong phần đọc hiểu được thể hiện khá rõ. Câu 1,2,5,6 dừng lại ở mức độ nhận biết, học sinh trung bình có thể làm được; câu 3,7 nâng lên ở mức độ cao hơn là thông hiểu và câu 4,8 yêu cầu trình bày suy nghĩ, tình cảm, quan điểm là ở mức độ vận dụng.
Câu Nghị luận xã hội (NLXH) trong đề thi năm nay đặt ra một vấn đề khá thú vị khi yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về ý kiến cho rằng “Việc rèn luyện kỹ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức”. Trước thực tế là học sinh hiện nay hầu như chú ý rất nhiều đến học tập tri thức mà xao nhãng việc rèn luyện kĩ năng sống dẫn đến khả năng thích ứng với xã hội kém thì điều đặt ra trong câu nghị luận xã hội này là rất thiết thực và có ý nghĩa. Nó nhắc nhớ con người rằng để sống tốt trong cuộc đời thì cần có kiến thức nhưng cũng cần có những kĩ năng sống cần thiết.
Câu Nghị luận văn học (NLVH) trong đề thi năm nay yêu cầu học sinh trình bày cảm nhận về nhân vật Người đàn bà hàng chài trong một đoạn văn trích từ truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Đây là vấn đề quen thuộc, đã được dạy kĩ trong chương trình nên sẽ khá phù hợp với học sinh ở mức độ bình thường. Tuy nhiên trong câu này còn có thêm một phần là bình luận ngắn gọn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Phần này phù hợp với học sinh khá, giỏi, có tác dụng phân hóa tốt.
Tuy nhiên, đề thi năm nay vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế. Chẳng hạn phần đọc hiểu với 2 văn bản khá dài và 8 câu hỏi theo tôi học sinh sẽ mất khá nhiều thời gian để đọc và hiểu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thời gian để các em làm câu NLXH và NLVH. Cách hỏi trong câu Nghị luận xã hội và NLVH vẫn là những cách hỏi quen thuộc, chưa thấy được sự đổi mới, sáng tạo rõ rệt. Đọc vào đề thi có cảm giác là đề thi vẫn theo “ lối cũ ta về”…
Nguyễn Thế Hưng, á khoa Khối C năm 2012 của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đồng thời là trưởng nhóm tác giả cuốn sách "Tuyển tập 90 đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn" nhận xét về đề thi môn Ngữ văn: Đề thi tương đối sát với đề minh họa của Bộ GD-ĐT. Học sinh đã có sự chuẩn bị, không bị bất ngờ. Đề khá hay. Mức độ khó – dễ phù hợp với đại đa số học sinh tốt nghiệp THPT.
Về độ khó: Các câu hỏi trong đề phân bố đều từ dễ đến khó. Câu 4 và câu 8 của phần đọc hiểu có sự liên hệ mở rộng khá hay.
Hai câu còn lại trong phần làm văn khá mới mẻ, bám sát cuộc sống. Câu nghị luận yêu cầu khá thiết thực với học sinh.
Câu 2 trong phần làm văn có cách hỏi tương đối mới, là hướng tích cực đối việc ra đề. Đó là yêu cầu học sinh từ một đoạn văn xuôi cảm nhận về nahan vật và bình luận về cách nhìn cuộc sống và con người, thay vì phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật như lâu nay. Điều này hướng học sinh tới sự chủ động trong tư duy hơn trước.
Nhược điểm của đề văn này là hơi dài, thí sinh mất nhiều thời gian để đọc.
Câu hỏi để phân loại thí sinh chính là câu 4 và câu 8 ở phần đọc hiểu.
Câu nghị luận xã hội cũng có thể phân loại được. Nếu thí sinh biết chia đều hai ý ra để làm bài sẽ đạt điểm tốt hơn nếu chỉ quá tập trung về một ý hỏi.
Câu làm văn sẽ nhận ra được học sinh có năng lực thực sự ở mức cao nhất. Vì câu này để làm kín kẽ, học sinh phải liên hệ tới toàn tác phẩm. Điều này, sẽ chỉ có học sinh khá trở lên mới làm được.