Những 9x có thu nhập cực khủng khi vẫn ngồi ghế nhà trường

Bao giao duc - Mặc dù ít tuổi nhưng có bạn trẻ mới sinh viên năm 3 đã được bổ nhiệm làm trưởng phòng kinh doanh, lập công ty riêng, thu nhập lên tới cả 100 triệu/tháng...


9X tài năng, kiếm nhiều tiền
Bằng Max có thu nhập cực khủng với nghề dạy vẽ.

Chàng trai 21 tuổi, dạy vẽ, kiếm 65 triệu đồng/tháng


Trong giới hội họa, đặc biệt thế hệ 9X không ai còn lạ với cái tên Bằng Max tên thật là Nguyễn Hoàng Thanh sinh năm 1993 chuyên nhân vẽ tranh tường và dạy vẽ.

Ngay từ khi là sinh viên năm nhất đại học, Bằng Max đã mở lớp dạy vẽ để dìu dắt cho các em khóa sau. Dần khẳng định uy tín với tỉ lệ học sinh đỗ đại học trên 60%, lớp học của Bằng Max từ lúc chỉ có 7 người nay đã phát triển lên đến trên 200. Và công việc ấy đã mang đến cho Thanh một thu nhập mà nhiều người mơ ước.

Yêu thích hội họa từ nhỏ, nhưng sợ bố mẹ không đồng ý nên từ nhỏ Thanh đã bí mật đạp xe cách nhà 22 cây số để đi học vẽ.

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, thầy dạy vẽ khuyên cậu lên Hà Nội để có điều kiện ôn thi tốt hơn. Với số tiền ít ỏi, cậu chỉ dám đi ôn 11 ngày.

Trong một môi trường cơ sở vật chất tốt, có mẫu vẽ, có thầy giỏi chỉ dạy, có bạn bè ganh đua, Hoàng Thanh tiến bộ rất nhanh. Kết quả, cậu đã đỗ vào trường với điểm số 39,5.

Gia đình làm ruộng, kinh tế chả khá khẩm gì nên ngay từ năm nhất đại học Thanh đã tự kiếm sống bằng việc như bảo vệ, chạy bàn hoặc vẽ thuê.

Cuối năm nhất, cậu trăn trở về việc mở lớp dạy vẽ. Lớp học đầu tiên chỉ có 7 học sinh. Hoàng Thanh thuê một căn phòng nhỏ, tối trải chiếu ra sàn, sáng cuộn lại để lấy chỗ dạy học. Đến nay, cậu đã dạy vẽ cho hơn 200 người.

Bên cạnh dạy vẽ, Bằng Max còn làm xăm nghệ thuật và vẽ tranh tường. Bằng cho biết: Do đã có thu nhập ổn định từ dạy vẽ nên cậu chỉ nhận các hợp đồng lớn. Công việc tư vấn, chọn mẫu, kí hợp đồng, vẽ và thuê thợ không tốn nhiều thời gian.

Với hàng trăm người học các khóa nối tiếp nhau, thu nhập bình quân mỗi tháng của cậu dao động từ 10-20 triệu. Cao điểm, trong đợt ôn thi đại học, thu nhập của cậu tăng lên gấp nhiều lần. Đợt dạy ôn thi, Thanh có thu nhập 35- 65 triệu đồng.

Nữ sinh năm 3 làm trưởng phòng kinh doanh
Vân đang là sinh viên năm thứ tư trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM.

Nữ sinh viên năm 3 làm trưởng phòng kinh doanh


Với kỹ năng tiếng Anh, kiến thức chuyên ngành tốt, đàm phán thành công nhiều hợp đồng giá trị lớn, chỉ sau 2 năm làm việc, nữ sinh viên năm 3 được cắt cử vào vị trí trưởng phòng kinh doanh.

Kiều Vân sinh ra và lớn lên tại Pleiku, Gia Lai. Cô gái Tây Nguyên từng là học sinh THPT chuyên Hùng Vương - ngôi trường xếp thứ 53 trong danh sách 200 trường đứng đầu cả nước.

Từ nhỏ ao ước được làm việc trong lĩnh vực vận tải biển, và điều đó đã đến với Vân vào năm 2011 khi nhận kết quả trúng tuyển ngành Kinh tế vận tải biển, Đại học Giao thông vận tải TP HCM.

Để thích nghi và tự lập ở đất Sài Thành, ngay khi vừa chân ướt chân ráo xuống thành phố, Vân lập tức gửi hồ sơ đến các công ty vận tải để xin việc làm thêm.

Khi tiếp nhận hồ sơ của Vân, nhiều công ty đã lắc đầu từ chối vì họ chỉ  tuyển những người có kinh nghiệm.

Sau một thời gian tự đi "rải" hồ sơ ở các doanh nghiệp khác nhau, may mắn Vân đã được Công ty TNHH Giao nhận Bê Kha gọi phỏng vấn. Công ty có văn phòng ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, riêng tại TP HCM.

Vào thời điểm Vân nộp hồ sơ, đơn vị này vừa sa thải một số nhân sự nên đăng tuyển nhân viên giao nhận không cần kinh nghiệm. Lần đầu tiếp xúc, lãnh đạo doanh nghiệp khá ấn tượng với một nữ sinh đầy tự tin, khả năng giao tiếp tốt, có niềm đam mê với nghề và dám thể hiện tham vọng nên đã quyết định cho cô thử sức.

Thời gian đầu Vân làm việc không lương. Suốt 3 tháng mới vào làm, cô được giao nhiệm vụ đi theo một nhân viên của công ty đến cảng để làm giấy tờ thủ tục xuất nhập hàng.

Với mức lương nhân viên chính thức 2 triệu đồng ở vị trí nhân viên kinh doanh chuyên lo thủ tục giấy tờ và khai báo hải quan.

Khi đã quen việc, Vân đem về nhiều hợp đồng giá trị, cao nhất là 2 tỷ đồng với một đối tác xuất khẩu hàng may mặc tại TP HCM đi Nga.

Sau đó cô ký hợp đồng dài hạn với công ty này với số lượng tối thiểu 3 container mỗi tháng. Tiếp đó, Vân thương thuyết thành công hợp đồng vô thời hạn về vận chuyển gỗ với một tập đoàn lớn cùng một số sản phẩm tiêu dùng khác...

Tuy nhiên công việc không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái, có những lúc gặp sự cố hợp đồng khi mà đối tác bùng không nhận hàng, Tuy nhiên bằng kinh nghiệm, khả năng xử lý khủng hoảng dứt điểm, hạn chế tối đa thiệt hại cho công ty nên Vân được ban giám đốc đánh giá cao.

Chính vì thế, ban giám đốc bàn bạc, đề cử Vân mặc dù sinh viên năm 3 nhưng có tố chất làm lãnh đạo lên vị trí Trưởng phòng kinh doanh sau 2 năm làm việc.

Hiện tại trưởng phòng 9X này đang quản lý 20 nhân viên kinh doanh và rất được lòng cấp dưới về sự nhiệt tình, thái độ quan tâm.

Mặc dù thời gian học, làm chồng chéo tuy nhiên Vân sắp xếp làm sao để việc học, công việc đều trơn chu.

Trần Minh Quảng - Siêu thủ lĩnh 2014
Trần Minh Quảng - Siêu thủ lĩnh 2014 với dự án làm giàu từ trấu.

“Siêu thủ lĩnh” lập công ty riêng ở tuổi 21


Trần Minh Quảng, sinh năm 1994, sinh viên trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, dù còn nhỏ tuổi nhưng đã sở hữu cho mình công ty riêng, và giành giải nhất cuộc thi “siêu thủ lĩnh” năm 2014.

Ngoại hình chả mấy nổi bật, gầy gò, nhưng nụ cười khá hiền lành, và sự đam mê cháy bỏng là chìa khóa giúp Quảng để lại ấn tượng với mọi người.

Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo tại Đồng Tháp, Trần Quảng Minh đã sớm phải tất bật để mưu sinh. Hiểu được sự nghèo khó, Quảng quyết tâm học tập kết quả cậu sinh viên vùng quê nghèo đã đỗ 3 trường ĐH.

Mong muốn thoát nghèo, Quảng ngay từ nhỏ đã nuôi sẵn máu kinh doanh và cuộc thi  “siêu thủ lĩnh” chính là bước đệm để chàng trai sinh năm 94 thực hiện ước mơ của mình.

Những ngày đầu tiên, Quảng nhất quyết tự mình lo lấy cuộc sống cho mình mà không cần bố mẹ hỗ trợ. Không có kĩ năng, thiếu kiến thức, Quảng loay hoay, vật lộn để mưu sinh chật vật.

Nhìn cảnh nghèo khó, vật lộn mưu sinh của người già, trẻ lang thang, Quảng đã nảy ra ý định sẽ làm cái gì để tạo điều kiện việc làm cho mọi người. Cậu bắt đầu cố gắng học thêm những work shop, đọc thêm nhiều sách, 3 điều trên cũng là kim chỉ nam cho Quảng Minh trong suốt thời gian khởi nghiệp khó khăn.

Dự án “Sử dụng hiệu quả nguồn trấu Đồng bằng Sông Cửu Long” là tâm huyết Quảng đã ấp ủ từ trước cả cuộc thi “siêu thủ lĩnh”.

Những ngày đầu chập chững kinh doanh là những ngày đầy sóng gió với chàng trai 21 tuổi. Đơn hàng đầu tiên hơn 100 kg củi trấu với giá hơn 100.000 đồng là một kỉ niệm không thể quên với Minh khi anh chàng đã phải chạy từ Cần Giuộc lên bến xe An Sương để giao hàng. Khó khăn, vất vả không kể biết bao nhiêu cho hết.

Tuy nhiên, nhờ ý chí, đam mê nên dần dần công ty cũng dần ổn định, thu nhập ổn định. Quảng luôn lấy chữ “tâm” và cố gắng xây dựng nguyên tắc WIN-WIN (một trong những nguyên tắc cơ bản của kinh doanh, trong đó, những người tham gia đàm phán, kinh doanh, hợp tác với nhau sẽ tôn trọng và chấp nhận nguyên tắc "đôi bên cùng có lợi").

Nguồn: tin tuc

Related

Giáo dục 961090668302557846

Đăng nhận xét

emo-but-icon

/suc-khoe

Bài đọc nhiều

item