Hàng ngàn người lắng nghe Thứ Trưởng giảng bài
http://baogiaoducthoidai.blogspot.com/2015/02/hang-ngan-nguoi-lang-nghe-thu-truong-giang-bai.html
Bao giao duc - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã nói chuyện với hàng ngàn giảng viên, sinh viên về chuyện "đổi mới giáo dục phổ thông" trong suốt 2 giờ không nghỉ giải lao.
Hội trường Nhà thi đấu Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chật kín chỗ ngồi của giảng viên và sinh viên
"Diễn giả" Nguyễn Vinh Hiển cho biết, ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới với hai khâu then chốt là đổi mới quản lý giáo dục và phát triển đội ngũ nhà giáo.
Ông Hiển cho biết, tinh thần "dân chủ" trong lần đổi mới này là việc phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ tới các trường phổ thông, tới các giáo viên. Chẳng hạn, thay vì dạy theo kế hoạch dạy học cứng nhắc, nhà trường sẽ tự chủ xây dựng phát triển chương trình dạy học của mình, và các giáo viên thì có chương trình giáo dục cá nhân phù hợp với nhà trường.
Thứ trưởng nói , có những việc ngành giáo dục đang làm "đổi mới" được "người ngoài" khen, còn "người nhà" thì chê; chẳng hạn như Thông tư 30 thay đổi cách đánh giá học sinh tiểu học. "Người nhà" là các thầy cô đang dạy học sinh, "chê Thông tư 30" vì giáo viên phải làm việc nhiều hơn.
"Các thầy cô hãy thay đổi đi cho cháu ngoại tôi nhờ" - Thứ trưởng Hiển nói vậy sau khi so sánh thời ông là học sinh phổ thông cách đây 40 năm trước và cháu ngoại ông bây giờ vẫn được học theo cùng phương pháp sư phạm.
Thứ trưởng cho biết, trường sư phạm cần đào tạo ra các sinh viên có "năng lực giáo dục".
Một cách ví von mà ông Hiển thường nói tại nhiều cuộc hội nghị là "Sao trời lọt qua mắt lưới/Rơi đầy xuống dòng sông sâu" để diễn tả việc tập huấn giáo viên theo cách truyền thống: Cứ mỗi lần ngành giáo dục thực hiện đổi mới giáo dục, các sở GD-ĐT cử cán bộ cốt cán đi tập huấn ở Bộ, rồi về tập huấn cho cán bộ cốt cán ở phòng GD-ĐT, rồi mới tới "đội ngũ cốt cán" của các trường.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nói việc ông tới Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hôm nay cũng là một cách thay đổi tập huấn. Ngoài ra, có những cách khác như tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, trao đổi bằng các bài giảng điện tử.Ngồi lắng nghe buổi nói chuyện, nhiều sinh viên cho biết họ có hiểu và nắm bắt được những việc mà ngành giáo dục đang làm. Tuy nhiên, việc tập huấn sinh động hơn thì hiệu quả còn cao hơn nữa.