Bỏ túi kinh nghiệm tìm nhà trọ, đàm phám giá cho du học sinh

Sẽ không bao giờ thừa nếu bạn chịu khó hỏi ý kiến các anh chị du học sinh về kinh nghiệm đàm phán với chủ nhà, tìm nhà...trước khi sang trời tây.


Bên cạnh vấn đề về chọn trường như nào, ngành học một vấn đề cũng rất quan trọng mà bất kỳ học sinh Việt Nam nào trước khi đi du học đều băn khoăn là nhà ở.

Với những bạn trẻ mới “chân ướt chân ráo”, nếu không có kinh nghiệm hoặc được tư vấn trước đó rất dễ vướng vào rắc rối khi tìm nhà trọ. Đã có nhiều học sinh tìm được nhà những rồi ba bảy hai mốt ngày là phải chuyển ngay tức khắc.

Dưới đây là một vài kinh nghiệm giúp các bạn du học sinh Việt dễ dàng tìm nhà trọ hơn:

Thu thập thông tin trên diễn đàn trường

Trước tiên, bạn nên làm quen, giao lưu với sinh viên, cộng đồng du học sinh đang học tại trường hoặc tại thành phố mà bạn sắp sang học thông qua các diễn đàn hoặc mạng xã hội.

Cũng từ đây, bạn có cơ hội dò hỏi được các thông tin đáng tin cậy về nhà trọ, được tư vấn nhiệt tình về những khu nhà trọ rẻ, thuận tiện đi lại, an ninh tốt và thậm chí là bạn có thể tìm được “bạn cùng phòng”, “bạn chung nhà” ngay trên các diễn đàn này…

Có một lợi thế là cộng đồng du học sinh Việt ở nước ngoài rất đông, trải hầu hết các quốc gia nên du học sinh mới không nên quá lo lắng.

Đừng xài sang, cũng đừng ham rẻ

Đây gần như là một nguyên tắc bạn phải luôn ghi nhớ khi tìm nhà trọ ở nước ngoài.

Bước vào một căn hộ cho thuê, có thể bạn sẽ mê tít một chiếc tivi màn hình rộng bóng loáng hay  bộ sofa to sụ, ấm áp, êm đềm… thế nhưng đừng vội vã gật đầu thuê căn hộ chỉ vì chiếc tivi hay bộ sofa.

Nhớ là bạn đang đi du học, chứ không phải đang đi du lịch, hãy chọn căn phòng nào tiện ích, phù hợp nhất với sinh hoạt, việc học tập của mình và tất nhiên giá cả phải chăng.

Hãy tìm một ngôi nhà phù hợp nhất với việc sinh hoạt, học tập và điều kiện kinh tế nhà bạn.

Ngược lại, bạn cũng thật sự cảnh giác với những căn hộ có giá rẻ bất ngờ, bởi “tiền nào thì… của đó”, đây thường là những căn hộ quá lụp xụp, trong khu vực an ninh không tốt hay quá xa trường học.

Thông thái khi đàm phán giá nhà

Thông thường, giá nhà trọ đã được chủ nhà thông báo rõ từ trước, thế nhưng giá này hoàn toàn có thể di dịch nếu bạn khéo léo một chút.

Chiến thuật được đưa ra là bạn hãy từ tốn liệt kê những điều chưa hài lòng về căn phòng, hoặc những gì mà căn phòng thiếu… kể ra giá của một nơi khác rẻ hơn mà bạn biết trước đó.

Không nên dùng “nước mắt” để đàm phán  bởi vì nó sẽ là điểm yếu khiến bạn dễ bị bắt nạt hơn. Sự tự tin, thái độ, ăn nói khéo léo sẽ khiến bạn dễ dàng thuê được phòng ưng ý.

Đọc thật kỹ hợp đồng thuê nhà

Khi xác định thuê nhà, điều cần thiết là bên thuê phải đọc thật kỹ hợp đồng. Đã có nhiều trường hợp du học sinh Việt sau khi ký xong mới phát sinh một số vấn đề như đóng thuế cá nhân, rồi không cho người thân đến ở cùng...

Bạn cũng cần đọc thật kỹ về chi phí, giá cả nếu không muốn một ngày “xấu trời” chủ nhà gõ cửa và tuyên bố tăng tiền phòng lên mức giá trên trời hoặc “đá văng” bạn và hành lý ra ngoài đường.

Một điểm quan trọng là bạn không nên vội vàng đưa toàn bộ tiền đặt cọ cho chủ nhà. Hãy thương lượng chỉ đưa một phần sau khi ký hợp đồng, còn lại sẽ đóng sau khi chuyển đồ đạc đến.

Nhất định phải tiện đường xá

Việc di chuyển đi lại nhất là với “lính mới” thì một lưu ý hàng đầu là phải chọn địa điểm có nhiều phương tiện.

 Bạn đang ở một đất nước xa xôi không phải quê hương mình, không có người thân bên cạnh, sẽ "thảm" đến thế nào khi bạn thường xuyên đi học về và quên đường về phòng, hay phải khóc dở mếu dở khi liên tục muộn học vì phải bắt tới 3-4 chặng xe bus mới tới được trường?

Lời khuyên của hầu hết các du học sinh "gạo cội" đưa ra là bạn nên ở trọ gần trường hoặc gần trạm xe bus, bến tàu điện ngầm… vừa thuận tiện cho việc đi học vừa không tốn quá nhiều chi phí cho việc di chuyển. Sẽ tốt hơn nếu nơi bạn trọ gần siêu thị, chợ...

Related

Du học 1727780872039440614

Đăng nhận xét

emo-but-icon

/suc-khoe

Bài đọc nhiều

item